Việc sở hữu một chiếc ô tô cho riêng mình không còn là điều quá khó khăn trong xã hội hiện nay. Chính vì vậy nhu cầu đăng ký học lái xe cũng ngày càng tăng. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra: Đăng ký học bằng lái xe b2 ở Hà Nội hết bao nhiêu tiền? Nên hoc bằng lái ở đâu? Đăng ký học bằng lái xe b2 như thế nào? Học bằng nào? Thủ tục như thế nào?… Bài viết này sẽ rổng hợp tất cả những kiến thức bổ ích nhất giúp bạn có thể tiếp cận việc đăng ký học lái xe b2 một cách dễ dàng hơn.
Đăng ký học bằng lái xe b2 hết bao nhiêu tiền?
Đăng ký học bằng lái xe b2 hết bao nhiêu tiền là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế có rất nhiều mức giá khác nhau tùy vào các khóa học của các trung tâm đào tạo lái xe và tỉnh thành khác nhau. Học phí lái xe b2 sẽ dao động từ khoảng 8.5 triệu ~ 10.5 triệu đồng tại Hà Nội, còn học lái xe b2 tphcm khoảng 13.5 ~ 20 triệu đồng. Học phí này thường sẽ bao gồm: Phí hồ sơ, tài liệu, đào tạo thực hành, đào tạo lý thuyết, khám sức khỏe,…
Thêm vào đó, sẽ có một số khoản chi phí phát sinh như chi phí hỗ trợ đi lại, đưa đón, xe chip tập lái, lệ phí khi thi,v..v.. Có một số trung tâm thông báo học phí rất rẻ nhưng sau đó lại lợi dụng phụ thu kèm theo rất nhiều chi phí khác, tăng tổng số tiền của học viên lên rất nhiều lần mà lại không đảm bảo được kiến thức.
Chính vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên tìm một trung tâm uy tín chất lượng, đừng ham rẻ để tránh tiền mất tật mang.
Cơ sở học bằng lái xe b2 ở Hà Nội uy tín nhất
Trung tâm dạy nghề đào tạo và sát hạch lái xe C500 Học viên An Ninh Nhân dân Bộ Công An là cơ sở học bằng lái xe uy tín nhất Hà Nội.
Với bãi sân tập gần 3 ha cùng với trang thiết bị hiện đại,công nghệ cao, dàn xe tập lái đời mới, thầy cô dày dặn kinh nghiệm tâm huyết với học viên thì trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe C500 xứng đáng là một trong những cơ sở hàng đầu về duy trì chất lượng đào tạo lái xe ở Hà Nội.
Nên học bằng lái xe b2 hay bằng lái xe hạng c
Nên học bằng lái xe B2 hay bằng C là câu hỏi được rất nhiều bạn học đưa ra. Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu 2 loại bằng lái xe trên
- Bằng lái xe B2 là loại giấy phép lái xe phổ biến nhất hiên nay. Bằng này cho phép người sở hữu sử dụng cả xe số tự động và số sàn, lái được các xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi và có trọng tải dưới 3500kg, cho phép kinh doanh vận tải (với các xe giới hạn trong quy định).
- Bằng C thì phù hợp với những tài xế lái xe tải hạng nặng, kinh doanh vận tải, ít giới hạn các xe loại xe.
Như vậy, việc lựa chọn đăng ký học bằng lái xe b2 hay c phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của mỗi người. Nếu bạn xác định làm nghề kinh doanh vận tải thì nên chọn bằng C còn nếu bạn chỉ có nhu cầu sử dụng với mục đích cá nhân thì nên học bằng b2 là hợp lý. Tin rằng với những thông tin như trên, bạn đã xác định được loại bằng mà bạn muốn hoc.
Thủ tục là bao gồm các quá trình khai báo thông tin, nộp hồ sơ lên sở giao thông Vận tải, đăng ký thông tin học viên, đăng ký lịch thi…Tất cả những việc đó bạn sẽ được các nhân viên của trung tâm mà bạn đăng ký tư vấn hướng dẫn rất chi tiết và nhanh gọn. Việc bạn cần làm là chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ cần thiết.
Hồ sơ đăng ký học lái xe b2 cần những gì?
- Đơn đăng ký học bằng lái xe B2 (Được phát miễn phí).
- Bản sao chứng minh thư (không cần công chứng)
- Ảnh chụp chân dung kích thước 3x4cm, mặc áo có cổ.
- Giấy khám sức khỏe
Lưu ý:
– Ảnh chụp không được đeo kính, nền xanh, tóc không che tai và lông mày, cài đủ khuy áo
– Họ và tên trong giấy đăng ký phải in hoa tất cả các chữ (VD: TRẦN THỊ MINH)
– Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tránh rắc rối rườm rà về sau
Nội dung thi lý thuyết bằng lái xe B2
Bộ đề ôn luyện thuyết bằng lái xe b2 gồm 600 câu hỏi trong đó sẽ có 35 câu chọn lọc để thi chính thức:
Mẹo ôn thi lý thuyết học bằng lái xe b2
Bạn đang lo lắng phải học thuộc hết giáo trình mới có đầy đủ kiến thức vượt qua kỳ thi? Sau đây là một số mẹo học thuộc lý thuyết bằng lái xe b2 cho các bạn tham khảo. Hẳn là sẽ rất có ích cho quá trình học tập của bạn
Câu hỏi về tốc độ:
Ngoài khu dân cư tốc độ trên đường là 80km/h < 3,5tấn
Ngoài khu dân cư tốc độ 70km/h > 3,5tấn
Ngoài khu dân cư tốc độ 60km/h đối với xe môtô
Ngoài khu dân cư tốc độ 50km/h đối với xe máy
Trong khu dân cư tốc độ 50km/h nhỏ hơn 3,5tấn
Trong khu dân cư tốc độ 40km/h đối với xe gắn máy, xe môtô
Trong khu dân cư tốc độ 30km/h đối với xe công nông
Câu hỏi về độ tuổi tham gia giao thông:
- Từ 16 tuổi được phép điều khiển xe gắn máy dưới 50 cm3
- Từ 18 tuổi được phép điều khiển hạng A1, A2, B2
- Thời gian hết hạn bằng B1: Nam trên 60 tuổi, nữ trên 55tuổi
- Đủ 21 tuổi mới được đăng ký học bằng C
- Đủ 24 tuổi mới được đăg ký bằng D
- Đủ 27 tuổi được thi bằng hạng E (giấy phép lái xe từ hạng B2 đến hạng E cách nhau 3 tuổi)
Các câu hỏi khái niệm:
- Xe tải trọng là xe có tải trọng trục xe vượt quá năng lực chịu tải của mặt đường
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chọn kể cả xe máy điện
- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ chọn kể cả xe đạp máy
- Làn đường chọn câu có chữ an toàn giao thông
- Phần đường xe chạy chọn câu không có chữ an toàn giao thông
- Yêu cầu của kính chắn gió chọn câu có chữ loại kính an toàn
Câu hỏi về niên hạn sử dụng:
- Đối với Ôtô tải niên hạn là 5 năm
- Ôtô trên 9 chỗ niên hạn 20 năm
Mẹo cần nhớ khác:
- Giao nhau có vòng xuyến thì nhường cho xe đi bên phải
- Đối với người lái xe ôtô, máy kéo: không được uống rượu bia, đồ uống có cồn khi tham gia giao thông.
- Công dụng của hệ thống lái thì chọn không có chữ “ mô men “
- Mục đích của bảo dưỡng thường xuyên : giữ được hình thức bên ngoài
- Biển báo hiệu lệnh đặt trước ngã ba, ngã tư nếu câu hỏi 1 dòng thì chọn câu 1 và câu hỏi 2 dòng thì chọn câu 3
- Biển báo cấm máy kéo thì không cấm ôtô tải ngược lại cấm ôtô tải thì cấm máy kéo.
- Biển báo cấm rẽ trái thì cấm quay đầu ngược lại cấm quay đầu thì không cấm rẽ trái.
- Trong sa hình nếu thấy xuất hiện người điều khiển giao thông thì chọn đáp án là câu 3.
- Xe ưu tiên: xe cứu thương, chữa cháy, quân sự, công an
- Điều khiển xe ôtô lên dốc, xuống dốc, đường vịnh, đường ngập nước…chọn đáp án “ về số 1 “ hoặc “ về số thấp “ hoặc “về số thấp…đi chậm”.
- Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đưa tay thẳng lên thì tất cả phương tiện phải dừng lại.
- Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đưa 2 tay hoặc 1 tay giang ngang thì những xe trước và xe sau phải dừng lại
- Quá tải, quá khổ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép
- Cấm đi, cấm đổ, cấm dừng, đường ngược chiều… thì UBND tỉnh quản lý
- Xe chở người và hàng hóa nguy hiểm thì chính phủ quản lý