Bằng lái xe hạng C hay còn gọi là giấy phép lái xe hạng C. Đây cũng là một trong những loại giấy phép lái xe được sử dụng phổ biến hiện nay. Cùng với giấy phép lái xe hạng B1, B2 thì giấy phép lái xe hạng C được đánh giá cao hơn. Cũng vì thế mà những yêu cầu về điều kiện, thủ tục thi giấy phép lái xe hạng C cũng khó hơn rất nhiều. Dưới đây là những điều bạn cần nắm chắc khi chuẩn bị thi sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng C.
Những điều cần biết về bằng lái xe hạng C
-
Khái niệm bằng lái xe hạng C
Bằng lái xe ô tô hạng C là một trong những loại giấy phép lái xe hạng nặng. Khi sở hữu giấy phép lái xe ngày, người sở hữu sẽ được điều khiển các loại xe trong giấy phép lái xe hạng B và tất cả các loại xe ô tô được quy định trong giấy phép lái xe hạng C.
Theo như quy định tại Khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe hạng C được phép điều khiển các phương tiện như sau:
– Ô tô tải, kể cả ô tô chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có tải trọng từ 3.500kg trở lên.
– Máy kéo kéo một rơ moóc có tải trọng từ 3.500kg trở lên.
– Tất cả các loại xe quy định trong giấy phép lái xe hạng B1 và B2.
Như vậy, người sở hữu bằng lái xe ô tô hạng C sẽ được phép điều khiển các loại phương tiện: các loại xe ô tô 4 – 9 chỗ ngồi, các loại xe kinh doanh vận tải, xe tải có tải trọng trên 3.500kg, xe kéo kéo một rơ moóc có tải trọng trên 3.500kg,…
Tuy nhiên, người sở hữu giấy phép lái xe hạng C không được phép điều khiển các loại xe ô tô khách từ 16 chỗ ngồi trở lên và các loại xe container, xe Mini Van. Trong trường hợp, giấy phép lái xe hạng C đã đủ 3 năm trở lên và có xác nhận của Bộ Giao thông vận tải nâng lên hạng FC thì người sở hữu được phép điều khiển xe container.
-
Thời gian học lái xe hạng C
Đối với bằng lái xe ô tô hạng C, thời gian học sẽ kéo dài khoảng 5 tháng bao gồm: quá trình học và thi sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng C. Trong nội dung học, thời gian học lý thuyết là 48 giờ và thời gian học thực hành lái xe là 224 giờ.
Hiện nay, hình thức học bằng lái xe ô tô hạng C có 2 cách:
– Cách 1: Người học học thẳng lên bằng lái xe ô tô hạng C.
– Cách 2: Hình thức học nâng hạng giấy phép lái xe B2.
-
Thời hạn sử dụng bằng lái xe hạng C
Theo điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về thời hạn sử dụng bằng lái xe ô tô hạng C như sau:
“Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.”
Sau 5 năm, bạn cần phải nộp hồ sơ gia hạn.
-
Tiêu chuẩn để thi bằng lái xe hạng C theo quy định mới nhất của pháp luật
Muốn được cấp giấy phép lái xe hạng C theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, người dự thi cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây:
– Tiêu chuẩn về độ tuổi và học vấn
Hiện nay, để học và thi bằng lái xe ô tô hạng C, bạn cần phải đảm bảo từ 21 tuổi trở lên. Tuổi được tính đến thời điểm ngày thi sát hạch. Bên cạnh đó, người dự thi phải đáp ứng được trình độ học vấn từ Trung học cơ sở trở lên.
Tuổi của người tham gia thi cấp giấy phép lái xe hạng C được tính dựa trên nội dung được ghi và công nhận trên CMND hoặc hộ chiếu vẫn còn giá trị sử dụng. Nếu chưa đạt độ tuổi quy định, bạn cần đợi thêm thời gian để đảm bảo ngày sinh nhật diễn ra trước kì thi.
– Tiêu chuẩn về sức khỏe
Cùng với tiêu chuẩn về sức khỏe, thì bạn cũng cần phải đáp ứng được các yêu cầu về sức khỏe. Trước kỳ thi, bạn cần phải đi khám sức khỏe và có giấy khám sức khỏe được cấp bởi cơ sở y tế có thẩm quyền theo đúng quy định. Giấy khám sức khỏe phải có ảnh và dấu giáp lai các nhận của cơ sở y tế mà bạn đã đến khám. Tất cả các nội dung được ghi chép trong giấy khám sức khỏe đều phải có chữ ký xác nhận của bác sĩ chuyên khoa.
Thời điểm cấp giấy khám sức khỏe cần đảm bảo trong vòng 03 tháng gần nhất.
Một số trường hợp không đủ điều kiện để đăng ký học và thi cấp giấy phép lái xe hạng C:
- Người mắc các bệnh về mắt: cận thị, viễn thị trên 7 độ, loạn thị trên 4 độ, người bị quáng gà, loạn sắc hoặc bị các bệnh về võng mạc.
- Người mắc các bệnh về tai: khiếm thính, các xác định được phương hướng âm thanh trong khoảng 0 – 50m.
- Người mắc các bệnh về tim mạch: hở van tim nặng.
- Người có những dị tật ở tay và chân như: bàn tay dưới 4 ngón, tay thiếu ngón cái, cụt bàn tay, người bị teo chân, mất một chân hoặc bàn chân,…
- Người mắc các bệnh về thần kinh, động kinh, co giật.
- Người mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm cho xã hội.
- Người có cân nặng thấp: dưới 46kg.
- Người không đủ chiều cao: dưới 1m50.
Thủ tục, hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe hạng C mới nhất
-
Điều kiện nộp hồ sơ thi bằng lái xe hạng C
Để nộp hồ sơ học và dự thi cấp giấy phép lái xe ô tô hạng C, bạn cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
– Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú, học tập và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
– Độ tuổi học lái xe từ 21 tuổi trở lên tính đến ngày thi sát hạch.
– Người học và dự thi ký thi sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng C phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về sức khỏe. Có giấy khám sức khỏe theo đúng quy định.
– Thời gian học lái xe ô tô hạng C là 05 tháng tính từ thời điểm nộp hồ sơ.
-
Hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe hạng C
Người tham gia thi cấp giấy phép lái xe hạng C cần chú ý những loại giấy tờ cần chuẩn bị sau:
– 01 đơn đề nghị học và thi sát hạch giấy phép lái xe hạng C (theo mẫu).
– 02 bản sao CMND hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng đối với công dân Việt Nam.
– 01 bản sao hộ chiếu và giấy tạm trú/ giấy thường trú/chứng minh thư ngoại giao/chứng minh thư công vụ còn thời hạn trên 6 tháng đối với người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
– 01 Giấy khám sức khỏe.
– 12 ảnh thẻ 3×4 nền xanh.
– Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự thi sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng C.
– Danh sách đề nghị thi sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người sự thi sát hạch.
Lệ phí học lái xe hạng c và thi bằng lái xe hạng C
Một trong những điều mà bất cứ ai đang có nhu cầu học và thi cấp giấy phép lái xe hạng C quan trâm đó chính là lệ phí. Lệ phí học lái xe bằng C sẽ còn phụ thuộc vào từng trung tâm đào tạo. Các trung tâm đào tạo sẽ có sự chênh lệch nhau về học phí. Thông thường, học phí đào tạo lái xe hạng C sẽ giao động từ 12 triệu đến 14 triệu đồng cho một người.
Đến với Trung tâm học lái xe C500, bạn không cần phải lo lắng về chi phí học tập và lệ phí thi. Bởi chúng tôi là một trong những đơn vị dạy nghề và đào tạo lái xe uy tín số 1 tại Hà Nội. Chi phí học và lệ phí thi sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng C được chúng tôi báo công khai.
– Chi phí học lái xe hạng C
Chi phí học lái xe hạng C tại trung tâm chúng tôi là: 12.500.000 Vnđ/ học viên. Chi phí khóa học đã bao gồm hồ sơ đăng ký, học lý thuyết, xe học thực hành, xăng xe, giáo viên giảng dạy, sân tập. Đặc biệt, trong quá trình theo học tại trung tâm, bạn sẽ không phải mất thêm bất cứ chi phí phát sinh nào. Thời gian học linh động, tạo điều kiện tốt nhất cho học viên.
– Lệ phí thi sát hạch và cấp giấy phép lái xe hạng C
- Lệ phí thi lý thuyết: 90.000 Vnđ/ lần.
- Lệ phí thi sa hình: 300.000 Vnđ/ lần.
- Lệ phí thi đường trường: 60.000 Vnđ/ lần.
- Lệ phí cấp bằng: 135.000 Vnđ/ lần.
Lệ phí này, người dự thi sẽ nộp trực tiếp vào ngày thi cho Tổng cục đường bộ Việt Nam.
Dịch vụ đào tạo lái xe khác
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu học tập, lái xe thực hành của học viên, Trung tâm học lái xe C500 còn cung cấp dịch vụ thuê xe gắn chip thi thử. Với dịch vụ này, chúng tôi không bắt buộc mà tùy thuộc và nhu cầu của từng học viên. Giá thuê xe gắn chip chấm điểm tự động có giá 450.000 Vnđ/ giờ.
Như vậy, với bài viết trên, Trung tâm học lái xe C500 đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan về bằng lái xe hạng C mà bạn cần biết. Hy vọng với những chia sẻ trên, chúng tôi đã giúp bạn đọc có những thông tin hữu ích về loại giấy phép lái xe này. Nếu bạn có vấn đề gì hay có những thắc mắc về giấy phép lái xe hạng C cũng như các loại giấy phép lái xe khác. Hãy liên hệ ngay với Trung tâm học lái xe C500 chúng tôi.
HỌC LÁI XE C500 – HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN
VPTS: 29 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hỗ trợ tư vấn: 0969881325 – 02462968125